Bài tuyên truyền phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em năm 2023

Cập nhật: Thứ năm, 06/07/2023

Nạn xâm phạm tình dục trẻ em là một trong những vấn đề đang gây phẫn nộ cộng đồng mạng nhưng các cha mẹ rất ít trang bị các biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cho con mình, dạy con trẻ biết được điều gì quan trọng trên cơ thể của mình và không ai được phép đụng vào những khu vực cấm, cũng như giúp trẻ hiểu được độ nguy hiểm của những đối tượng lạ đang tiếp cận với mình… Vì thế, Cha mẹ phải cần phải luôn quan tâm đặc biệt đến con để có những biện pháp tốt nhất giáo dục con phù hợp ngay từ nhỏ.

Để giúp cho các bậc cha mẹ tránh được việc con mình bị xâm hại thân thể hay xâm hại các vấn đề khác một cách kịp thời và hiệu quả, Ban chỉ đạo công tác gia đình xã Quang Sơn đã sưu tầm một số biện pháp phòng chống xâm hại trẻ em cực quan trọng này để các bậc cha mẹ áp dụng giáo dục ngay cho bé con của mình trước khi quá muộn.

1. Dạy trẻ giao tiếp theo quy tắc 5 ngón tay

Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay phòng chống xâm hại tình dục

Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay phòng chống xâm hại tình dục


Quy tắc bàn tay giao tiếp qua 5 ngón tay giúp trẻ hiểu được các mối quan hệ

Ngón cái đưa lên: Chỉ ôm hôn với những người thân ruột thịt trong 1 nhà (anh chị em ruột, bố mẹ, ông bà) mới được ôm hôn mình để thể hiện tình yêu thương thôi con nhé.

Ngón trỏ đưa lên: Chỉ khoác tay, nắm tay với những người trong họ hàng, thầy cô, bạn bè nhé. Nếu ai vượt hơn giới hạn này như ôm hôn con thì phải có bố mẹ, nếu không hãy nói KHÔNG.

Ngón giữa đưa lên: Con chỉ bắt tay giao thiệp khi gặp người mà mình quen biết nhé.

Ngón áp út đưa lên: Vẫy tay xin chào thể hiện sự thân thiện và hiếu khách nếu gặp người lạ đến nhà hoặc ngoài phố.

Ngón út - ngón tay xa bé nhất: bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh với những người hoàn toàn xa lạ có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an.

2. Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể

Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể

Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể

Kỹ năng đầu tiên về phòng chống xâm hại tình dục trẻ em mà các bậc cha mẹ cần dạy cho con mình đó là những kiến thức về giới tính và nhận biết các vùng nhạy cảm trên cơ thể như: vùng mặt và vùng cơ thể…

Nhiều trường hợp trẻ bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề do còn quá nhỏ và thiếu hiểu biết về các vấn đề trên. Thế nên những kẻ biến thái có thể dễ dàng dụng chạm vào cơ thể các bé mà các bé không nhận thức đó là vùng cấm.

Hãy chỉ cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể là nơi quan trọng nghiêm cấm bất kỳ ai động chạm. Kể cả cô chú người thân quen có xin phép thì con cũng hãy từ chối và nhớ quy tắc bàn tay giao tiếp để cân nhắc về mối quan hệ.

3. Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm

Ngoài việc dạy con nhận biết các vùng nhạy cảm quan trọng ở trên xong rồi thì cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách tự bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác một cách cố ý.
Hãy hướng dẫn con như là: “Nếu ai đó cố ý động chạm con bằng được và con không thích điều đó, hãy xử lý nhanh nhất bằng cách bỏ chạy“ Hoặc “Nếu cảm thấy sự nguy hiểm lớn hơn thì con vừa bỏ chạy ngay vừa la lớn, nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi không có người thân bên cạnh“.

4. Không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác

Dạy trẻ những vùng không được chạm để phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em

Dạy trẻ những vùng không được chạm để phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em

Bên cạnh việc dạy trẻ tự bảo vệ cơ thể của mình rồi thì các bậc cha mẹ cũng cần dạy trẻ chú ý không chạm vào vùng nhạy cảm của người khác, đặc biệt là một người khác giới.

Tuyệt đối không nên tò mò về cơ thể người khác để tránh bị lợi dụng, dụ dỗ hay vô tình kích thích thú tính của những kẻ xấu xa

5. Dạy trẻ tránh xa những người lạ mặt cố làm thân

Hãy dạy cho trẻ cách nói “KHÔNG” và tránh xa người lạ mặt.

Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.

Đừng quá tò mò về lời người khác kể và đi theo một ai đó. Và khi ai đó cho con thứ gì (như bánh kẹo), hãy từ chối vì con sẽ gặp nguy hiểm và cha mẹ sẽ lo lắng cho con lắm đấy.

6. Dạy trẻ không cho người lạ mặt vào nhà

Tuyệt đối không cho người lạ vào nhà. Khi có ai kêu cửa, trẻ cần phải thông báo/gọi điện cho cha mẹ biết nếu có ai đó kêu mở cửa. Khi chưa có sự đồng ý của cha mẹ thì tuyệt đối con không được mở cửa và không ai được phép bước vào nhà.

Cha mẹ cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình, và kể cả là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của cha mẹ ở đó.

7. Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác

Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, cha mẹ nên đưa ra các giả thuyết về các tình huống và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn như “cháu bị bắt cóc, cứu cháu với” để cầu cứu những người xung quanh.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp cần gọi ngay để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp (113, đội an ninh gần nhà).

8. Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào.

Phụ huynh cần dạy cho trẻ cách giữ bình tĩnh, con không phải sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa sẽ hoặc làm tổn thương đến con nếu con mách lại với bố mẹ.

Cha mẹ sau khi nghe con chia sẻ, hãy tin tưởng con và cố gắng tâm sự với con để con bớt lo lắng và đề phòng.

Những điều trên sẽ giúp cho trẻ có thêm những kĩ năng để tự bảo vệ mình trước những hành vi đồi bại của những kẻ xấu. Hãy quan tâm đến con nhiều hơn, đừng để những hối tiếc sẽ muộn màng nhé các bậc cha mẹ. Trẻ em là tương lai của đất nước, là hi vọng của cha mẹ, là hạt mầm xanh của xã hội. Hãy giáo dục con tốt nhất nhé.

 II. kỹ năng phòng tránh xâm hại tình dục trẻ em

Việt Nam là quốc gia sớm nhất tại khu vực châu Á đã phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em, thông qua ngày 20/11/1989, có hiệu lực ngày 02/9/1990 và các nghị định thư về buôn bán trẻ em, mại dâm trẻ em, khiêu dâm trẻ em. Như vậy có nghĩa là Việt Nam đã thừa nhận rất nhiều nghĩa vụ và trách nhiệm về phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em (XHTDTE); bảo vệ trẻ em là nạn nhân bị xâm hại tình dục, bị bóc lột tình dục, bị mua bán hoặc bị sử dụng vào mục đích khiêu dâm theo quy định của luật pháp quốc tế.

Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm XHTDTE có diễn biến phức tạp, xảy ra nhiều vụ trọng án đặc biệt nghiêm trọng. Tội phạm XHTDTE không chỉ diễn ra ở nơi công cộng mà còn diễn ra trong gia đình, nơi được coi là tổ ấm của các em. Tội phạm XHTDTE để lại những hậu quả, tổn hại lâu dài, khó khắc phục cho chính các em và cộng đồng.

Đứng trước thực tế đó, Cục Cảnh sát hình sự (thuộc Bộ Công an) và Tổ chức UNODC (Cơ quan Phòng, chống Ma túy và Tội phạm của Liên hợp quốc) đã biên soạn tài liệu “Lực lượng cảnh sát với tội phạm xâm hại tình dục trẻ em – Nhận thức và ứng phó”. Trong tài liệu này, một phần quan trọng là hướng dẫn trẻ em về kỹ năng phòng chống hành vi xâm hại tình dục, cụ thể như sau:

1. Kỹ năng nhận diện tội phạm, tự bảo vệ mình

Một là, nhận biết và tìm cách di chuyển khỏi nơi có không gian vắng vẻ, biệt lập khi chỉ có mình với người khác giới. Những nơi đó có thể hiểu là trong một căn nhà, căn phòng vắng, biệt lập; trong cầu thang máy của chung cư cao tầng; ở nơi cách đồng, nương rẫy vắng, cánh rừng vắng, trên một quả đồi vắng,…mà xét thấy khó có thể kêu gọi sự trợ giúp của người khác.

Hai là, có thái độ cương quyết trước hành vi, lời nói sàm sỡ, tán tỉnh, gạ gẫm, cử chỉ đụng chạm. Có thể nhìn thẳng vào mặt đối tượng và nói to: “Bác/chú/anh…dừng lại. có camera kia kìa”…Tìm cách thoát khỏi hoặc la hét hoặc kêu gọi sự chú ý, giúp đỡ của người khác nếu sau khi có thái độ, lời nói cương quyết mà thấy đối tượng vẫn có thể tấn công tình dục, quấy rối tình dục…Nếu trong thang máy mà bị đối tượng có ý định tấn công cũng hét to “có camera kìa” mặc dù mình không biết có hay không, hoặc nhấn vào nút chuông khẩn cấp để được bên ngoài trợ giúp, “làm nguội” dục vọng và cường độ tấn công của đối tượng.

Ba là, tự mình phòng ngừa, giúp bạn bè cùng phòng ngừa, cảnh giác, cân nhắc trước hiện tượng “lòng tốt” của người khác mà chưa rõ nguyên nhân (tặng quà, rủ đi ăn, đi hát, đi chơi, mời lên xe để chở về nhà, chở đến trường,…)

Bốn là, biết phân biệt cử chỉ thân mật, đúng mực với cử chỉ sàm sỡ, quấy rối hoặc lợi dụng để xâm hại, quấy rối tình dục,…

2. Kỹ năng nhận biết nguy cơ

Nguy cơ (báo động) từ cái nhìn: Đối tượng nhìn chằm chằm vào mình, rồi nhìn dáo dác xung quanh xem có ai để ý không, di chuyển khoảng cách đến gần, nhìn vào vùng nhạy cảm,..v.v…

Nguy cơ (báo động) từ lời nói: Buông lời ngọt nhạt, lả lơi, ỡm ờ kiểu thăm dò, nói về vùng kín, phim ảnh tình dục,…

Nguy cơ (báo động) từ sự đụng chạm: Vuốt tóc, xoa má, xoa và bóp vùng gáy, vùng vai hoặc tỏ ra vô tình đụng chạm vào các phần nhạy cảm (như ngực, bụng, đùi, vùng kín, mông,…)

Nguy cơ (báo động) từ sự bắt cóc, cưỡng ép: Đưa đến nơi hoang vắng như bãi đất trống, nghĩa địa, nhà bỏ hoang,…

Nguy cơ (báo động) từ cái ôm: Ôm lâu, ôm ghì, vừa ôm vừa sờ soạng,…

3. Những điều trẻ em cần biết

Không dễ dãi kết bạn, làm quen với người lạ, người mới quen chưa rõ nhân thân lai lịch, người quen trên mạng; không dễ nhận quà, nhận lời mời của những người này. Chia sẻ, tham vấn với bạn bè, người thân trước các hiện tượng lạ, các hành vi làm mình khó chịu,..

Không may nếu trở thành nạn nhân bị xâm hại tình dục (hoặc biết người khác như bạn bè bị xâm hại) thì nhanh chóng, mạnh dạn tố giác, tố cáo hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân, nhà trường, tổ chức đoàn thể. Không chấp nhận sự dàn xếp, thương lượng, xử lý nội bộ với đối tượng xâm hại tình dục.

Giữ lại và giao các đồ vật, tài liệu liên quan đến việc bị xâm hại cho cơ quan chức năng (như quần áo, quà tặng, dữ liệu điện tử,…)

Luôn nhớ rằng khi bị xâm hại thì các em là nạn nhân của tội phạm, các em không phải là nguồn cơn của tội lỗi hay phải chịu trách nhiệm cho hành vi của kẻ xâm hại. Các cơ quan, tổ chức luôn đứng về phía các em, có trách nhiệm bảo vệ, bảo mật các thông tin liên quan đến nhân thân và sự việc của các em.

Các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, các cán bộ đoàn thể,…nên nghiên cứu, phổ biến các kiến thức, kỹ năng kể trên rộng rãi đến con em trong gia đình, học sinh trong nhà trường và trẻ em địa phương để các em có thêm nền tảng tự bảo vệ chính mình trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay.

” để tránh gây hại cho những bạn khác.

+ Không che giấu, thu mình vào một thế giới hoang mang của riêng mình.

+ Nhờ bố mẹ, người thân đưa đi khám để xác định mức độ và điều trị tổn thương thực tế.

Trên đây là một số kỹ năng giúp các em phòng chống quấy rối và xâm hại. Nhà trường, gia đình và thầy, cô giáo luôn tin tưởng các em, mong các em luôn dũng cảm, luyện tập trước những kỹ năng ứng biến để bình tĩnh, xử lý!

III. Quy định của pháp luật về hành vi xâm hại tình dục trẻ em 

Trẻ em là các đối tượng dưới 16 tuổi được pháp luật bảo vệ về quyền trẻ em, được bảo vệ bởi gia đình và Nhà trường bởi đây là đối tượng chưa phát triển đầy đủ về thể chất và nhận thức. Trong xã hội ngày càng hiện đại, với sự bùng nổ của mạng xã hội như facebook, zalo, tinder, trẻ em đang bị ảnh hưởng gián tiếp qua những trang mạng xã hội này và rất nhiều tội phạm xâm hại tình dục trẻ em dưới nhiều hình thức khác nhau.

Tất cả các hành vi xâm hại tình dục trẻ em đều sẽ bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 

+ Hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị xử phạt tại Điều 142 bị phạt tù thấp nhất là 07 năm, mức phạt tù cao nhất là bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

+ Tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 144 với mức phạt tù thấp nhất là 05 năm, mức phạt tù cao nhất là 20 năm hoặc tù chung thân.

+ Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi được quy định tại Điều 145 thì áp dụng mức phạt tù thấp nhất là 01 năm, mức phạt tù cao nhất là 15 năm.

+ Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi Điều 146 với mức phạt tù thấp nhất là 06 tháng, mức phạt tù cao nhất là 12 năm.

Ngoài ra, người nào phạm 1 trong các tội danh trên còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Với 4 tội danh như trên, căn cứ theo mức độ tính chất của hành vi, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và áp dụng đúng hình phạt đúng tội.